CRM – Động lực mới

2 bài viết / 0 mới
Bài gửi cuối
ngiapro
Offline
Truy cập lần cuối: 7 năm 8 tháng trước
Tham gia: 01/06/2010 - 20:22
CRM – Động lực mới

Mỗi tổ chức khi áp dụng CRM chúng ta sẽ tương tác với khách hàng như thế nào. Và quan trọng hơn nữa, với những thông tin thu được từ 3 thành phần này, chúng ta sẽ làm gì để mang lại giá trị cao nhất cho tổ chức.

Một vài mô tả về CRM

  • CRM là một chiến lược kinh doanh kết hợp với công nghệ nhằm tối ưu hóa khả năng quản lý vòng đời của khách hàng.
  • CRM là một khái niệm, một phương thức, công nghệ và một ứng dụng thương mại điện tử để quản trị mối quan hệ với khách hàng.
  • CRM là một chiến lược tòan diện và một quy trình tiếp nhận, giữ và tạo những mối quan hệ với những khách hàng của mình để tạo ra các giá trị cho công ty và chính khách hàng.
  • CRM là quá trình tạo, giữ và phát triển những mối quan hệ lâu dài và có lợi với những khách hàng quan trọng và chiến lược.
  • CRM có thể được xem như một ứng dụng dạng one-to-one marketing và marketing dựa trên các mối quan hệ, các chiến dịch marketing này dựa trên những gì mà khách hàng nói với bạn và những gì bạn biết về khách hàng.
  • Một cách quản lý gíup cho tổ chức xác định, lưu lại, thu hút và gia tăng mức độ trung thành của các khách hàng tiềm năng bằng cách quản trị các mối quan hệ với họ.
  • CRM liên quan đến việc sử dụng các thông tin của khách hàng cũ để nâng cao khả năng lợi nhuận và dịch vụ khách hàng.
  • CRM là cầu nối chiến lược giữa công nghệ thông tin và chiến lược marketing nhằm xây dựng mối quan hệ dài hạn và có lợi. Nó đòi hỏi một chiến lược thông tin chuyên sâu.
  • CRM là marketing dựa trên các dữ liệu.

Có 3 dạng CRM chủ yếu hiện nay:

1. Operational CRM: tạm hiểu là tự động hóa các quy trình tương tác giữa công ty và khách hàng. Những hoạt động chính trong dạng này là tự động hóa quy trình bán hàng, tự động hóa quy trình marketing, tự động hóa dịch vụ khách hàng. Hầu như việc triển khai các hệ thống CRM từ trước tới giờ đều tập trung vào các contact center và tự động hóa quy trình bán hàng của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp các ứng dụng CRM đều tập trung ngày càng nhiều các công cụ dạng này.

2. Analytical CRM: Điều này liên quan đến việc nắm bắt, lưu trữ, tổ chức, phân tích, giải thích và sử dụng các dữ liệu được tạo ra từ hoạt động kinh doanh. Tích hợp các giải pháp Operational CRM với Analytical CRM rất quan trọng.

3. Collaborative CRM: Điều này liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ cộng tác và cơ sở hạ tầng để làm gia tăng sự tương tác giữa công ty và khách hàng nhiều nhất có thể, cho phép một sự tương tác hiệu quả giữa nhân viên, doanh nghiệp và khách hàng.

Một kế hoạch CRM thành công là kế hoạch triển khai kết hợp cả ba dạng này, mỗi dạng sẽ có một chức năng và nhiệm vụ khác nhau để gíup doanh nghiệp có được những khách hàng trung thành nhất và hiệu quả kinh doanh cao nhất.

crm, phan mem quan ly khach hang, cham soc khach hang

Mô hình chiến lược triển khai CRM

Đây là mô hình chiến lược để triển khai một hệ thống CRM trong một tổ chức. Chúng ta biết rằng ở mỗi tổ chức có rất nhiều hoạt động khác nhau, với rất nhiều phòng ban khác nhau. 

Nhằm đảm bảo áp dụng một hệ thống CRM thành công và hiệu quả, các tổ chức không thể áp dụng mô hình phân cấp và quản trị theo kiểu mệnh lệnh, mô hình thích hợp nhất là đặt khách hàng làm trung tâm, tất cả các quy trình trong tổ chức đều phải dựa trên khách hàng (cross-functional) với sự tham gia của nhiều phòng ban, nhiều nhóm theo mỗi khâu của quy trình. 

Theo thời gian, ngày càng có sự  đa dạng của các thành phần tham gia vào hệ thống, quản lý ngày càng nhiều các đối tượng khách hàng, ngày càng nhiều các hoạt động…nên nếu không có một mô hình chiến lược, không có một cái nhìn tổng quan về nhu cầu của tổ chức thì sẽ rất khó để thành công.

Trong mô hình chiến lược này có các khâu sau:

[1] Phát triển chiến lược

Dựa trên chiến lược phát triển của công ty, chiến lược về khách hàng để xây dựng tòan bộ quá trình áp dụng CRM vào tổ chức. Đây chính là gốc của mọi vấn đề. Một tổ chức phải nắm được họ là ai? Họ đang làm gì? Phân khúc thị trường nào họ đang hướng tới? Những đặc điểm chính của khách hàng trong phân khúc này là gì? Làm sao để phân khúc khách hàng?

Chiến lược có vai trò rất quan trọng với một tổ chức trong việc phát triển một hệ thống CRM, đơn giản là vì nó sẽ quyết định đến việc tổ chức thông tin như thế nào? quyết định đến việc làm sao để có thể tối ưu hóa những gì mà tổ chức mang lại cho khách hàng và ngược lại?

[2] Tạo giá trị

Dựa trên đặc điểm của ngành, dựa trên đặc điểm của tổ chức, chúng ta có thể định nghĩa ra được

Những giá trị cộng thêm cho khách hàng của mình?

Chúng ta làm như thế nào để tối ưu hóa vòng đời của khách hàng và làm cho khách hàng trung thành với chúng ta?

Với mỗi tổ chức khác nhau sẽ có những giá trị khác nhau dành cho khách hàng của mình. Ví dụ, với một công ty IT đó là khả năng tương tác giữa khách hàng và đội ngũ phát triển, đó là khả năng kiểm soát tiến độ dự án, là cách thức để khách hàng gửi phản hồi trực tiếp tới nhóm làm việc cho mình?..

[3] Tích hợp

Tới bước này, chúng ta sẽ phải làm công việc là xác định xem chúng ta có thể tích hợp các hoạt động đang có vào hệ thống CRM hay không? và tích hợp những gì? chúng ta sẽ tự động hóa việc bán hàng, giới thiệu sản phẩm? hay chúng ta muốn tích hợp call center mà ta đang có vào hệ thống?…Chúng ta sẽ phải tự hỏi rằng làm sao chúng ta có thể tương tác một cách tốt nhất với khách hàng tiềm năng của mình, với khách hàng cũ của mình?

[4] Quản lý thông tin

Làm sao chúng ta có thể quản lý các thông tin của khách hàng?

Làm sao chúng ta có thể cải thiện được các mối quan hệ với khách hàng và theo chiều hướng ngày một tốt hơn?

[5] Đánh giá hiệu quả

Đây là bước chúng ta đánh giá lại lợi ích của hệ thống mang lại cho tổ chức. Việc đánh giá ở cả phía khách hàng, phía nhà cung cấp, ở cả chủ sở hữu, ở cả những nhân viên trong tổ chức đó.

Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng một công cụ CRM (hay IT trong mô hình chiến lược) chỉ chiếm một phần nhỏ trong chiến lược áp dụng CRM vào một tổ chức. Ở đây chúng tôi còn chưa chỉ ra một vấn đề quan trọng nữa là với những doanh nghiệp áp dụng theo mô hình mệnh lệnh từ trên xuống và phân chia chức năng rõ rệt thì còn phải thay đổi triết lý và quy trình kinh doanh để đảm bảo thành công và hiệu quả cho việc áp dụng CRM.

Tới đây chúng tôi lại muốn quay trở lại một vấn đề mà chúng tôi đã gặp rất nhiều lần. Khi chúng tôi đi giới thiệu cho khách hàng SugarCRM hay vTiger, sau khi gửi bản demo cho một số nhân viên của khách hàng chúng tôi nhận được phản hồi là: hệ thống này không có giá trị gì cả? Chỉ là thông tin nhập vào và show ra…Đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều người khi tiếp cận một hệ thống CRM đặt ra. Để có câu trả lời chúng ta phải nhớ lại rằng có 3 thành phần chính trong một hệ thống CRM: Operational CRM, Analytical CRM và Collaborative CRM.

Mỗi tổ chức khi áp dụng CRM chúng ta sẽ tương tác với khách hàng như thế nào (Operational và collaborative). Và quan trọng hơn nữa, với những thông tin thu được từ 3 thành phần này, chúng ta sẽ làm gì để mang lại giá trị cao nhất cho tổ chức (Analytical – chính là các báo cáo). Các phần mềm chỉ đơn giản là các công cụ cho chúng ta khi tổ chức quan tâm tới khách hàng và muốn có các cách (Hay các công cụ) để làm tốt điều đó.

Theo www.pmnm.net

thocondethuong
Offline
Truy cập lần cuối: 2 năm 3 tuần trước
Tham gia: 25/04/2022 - 12:36
CRM LÀ GÌ? 5 LỢI ÍCH CỦA CRM DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

1. CRM là gì?

CRM là viết tắt của cụm từ “Customer Relationship Management” có nghĩa là quản lý quan hệ khách hàng. CRM được xem là một phương pháp để giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách hiệu quả và có hệ thống.

 

Ngày nay, khi nhắc đến thuật ngữ CRM hầu hết mọi người đều muốn đề cập đến phần mềm CRM. Phần mềm CRM là một công cụ quản lý quan hệ khách hàng hoạt động như một nơi lưu trữ tất cả các hoạt động kinh doanh, tiếp thị, hỗ trợ khách hàng cho phép nhà quản lý dễ dàng đưa ra các chiến lược, hoạch định ngân sách, nhân lực và các quyết định quan trọng.

 

2. 5 lợi ích CRM mang lại cho doanh nghiệp

  • Tổ chức dữ liệu tốt hơn

Hãy hình dung tất cả dữ liệu một doanh nghiệp phải đối diện trong một ngày từ quản lý quan hệ khách hàng, doanh thu, ngân sách, các chiến lược tiếp thị, nguồn nhân lực,.... Bạn sẽ “nổ tung” khi cần tìm kiếm dữ liệu để đánh giá, so sánh, cân nhắc trong những lần đưa ra các quyết định quan trọng.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các phần mềm CRM, tất cả những gì bạn cần làm là đưa toàn bộ thông lưu trữ vào một nơi và lấy ra sử dụng khi cần. Hơn thế nữa, phần mềm CRM ngày nay còn được phát triển đa dạng cho từng ngành nghề như y tế, dịch vụ, sức khỏe, bất động sản, tài chính với những tính năng tối ưu riêng biệt.

  • Nâng cao khả năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp là điều cực kỳ quan trọng không chỉ với khách hàng mà còn là sự phối hợp giữa các phòng ban, mối quan hệ nhân viên. Nhờ có CRM, tất cả nhân viên trong cùng công ty có thể nắm bắt mục tiêu chung, hiểu được nhiệm vụ của bản thân để cùng phát triển. Ngoài ra, hệ thống CRM giúp doanh nghiệp triển khai nhiều phương pháp tiếp thị đa dạng để kết nối khách hàng tiềm năng thông qua các phương tiện truyền thông như website, mạng xã hội,....

  • Dễ dàng chia sẻ thông tin

Hệ thống CRM có thể được triển khai tại chỗ hoặc trên nền tảng đám mây cho phép truy cập nhanh chóng mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó, phần mềm CRM theo đặc trưng ngành cũng là một lựa chọn được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Các phần mềm được thiết kế theo tiêu chuẩn riêng của doanh nghiệp với các tính năng hỗ trợ tối ưu. Nhờ đó, các phòng ban có thể dễ dàng chia sẻ thông tin với nhau thông qua hệ thống CRM để trực quan bức tranh toàn cảnh nhưng vẫn đồng thời đảm bảo tính bảo mật.

  • Có được khách hàng tiềm năng

Mọi thông tin khách hàng sau khi được tiếp cận thông qua những nền tảng website, mạng xã hội,... sẽ được hệ thống CRM phân tích và chuyển đến bộ phận khách hàng. Dựa trên các dữ liệu đã được phân tích này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt xu hướng, cách khách hàng phản hồi với sản phẩm và dịch vụ từ đó tìm ra khách hàng tiềm năng và tạo ra chuyển đổi.

  • Có kế hoạch phát triển lâu dài

Khi tất cả hoạt động tập trung vào một nơi, bao gồm cả báo cáo về lợi nhuận, doanh thu, các chiến lược, hành động cụ thể, doanh nghiệp hoàn toàn có thể dựa vào đó để lập kế hoạch phát triển trong tương lai. Giả sử báo cáo kết quả kinh doanh của năm ngoái có thể được dùng để xác định KPI trong năm nay và các năm tiếp theo.

 

Một tín hiệu đáng mừng đó là theo một cuộc khảo sát nhỏ gần đây cho thấy, có đến 67% doanh nghiệp cho biết việc triển khai hệ thống CRM giúp họ có thêm cơ hội và khách hàng. Chưa dừng lại ở đó, 56% người dùng CRM cho biết họ đã cải thiện được mối quan hệ khách hàng vì tất cả tương tác của người dùng đều được tập trung một nơi.

 

Xem thêm: https://www.bacs.vn/vi/blog/cong-cu-ho-tro/crm-la-gi-5-loi-ich-cua-crm-d...